THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

 

Hiện nay, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm là rất lớn, đặc biệt mỹ phẩm Hàn Quốc và Nhật Bản đang rất được ưu chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được phép đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm.

Hiểu được nhu cầu của khách hàng, Hankuk Law cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nhanh chóng, uy tín, giá cả hợp lý.

 

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

– Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật quản lý ngoại thương.

– Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm.

– Công văn số 1609/QLD-MP về việc hướng dẫn phân loại mỹ phẩm và công bố đặc tính mỹ phẩm.

 

I. ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP CÔNG BỐ LƯU HÀNH MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

  1. Tổ chức, cá nhân có tên trong hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKKD) trong đó có chức năng kinh doanh mỹ phẩm.
  2. Hiện nay, theo mã số doanh nghiệp quốc gia, ngành kinh doanh mỹ phẩm được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Ngành kinh doanh Mã VSIC
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn nước hoa, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

4649

 

II. CÁC LOẠI SẢN PHẨM MỸ PHẨM PHẢI CÔNG BỐ LƯU HÀNH SẢN PHẨM MỸ PHẨM:

  1. Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)
  2. Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
  3. Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
  4. Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ….
  5. Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…..
  6. Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….
  7. Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….)
  8. Sản phẩm tẩy lông
  9. Chất khử mùi và chống mùi.
  10. Các sản phẩm chăm sóc tóc: (Nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc, các sản phẩm định dạng tóc, các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội), Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu), các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp).
  11. Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….)
  12. Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
  13. Các sản phẩm dùng cho môi
  14. Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
  15. Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân.
  16. Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài
  17. Các sản phẩm chống nắng
  18. Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng.
  19. Sản phẩm làm trắng da
  20. Sản phẩm chống nhăn da
  21. Sản phẩm khác

 

III. HỒ SƠ CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU BAO GỒM?

 

Căn cứ Thông tư 06/2011/TT – BYT, thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu sẽ bao gồm:

1 Đơn xin công bố mỹ phẩm
2

Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) hoặc Giấy phép đầu tư (IRC) của tổ chức, cá nhân đăng ký công bố mỹ phẩm

3

Nếu người nộp đơn không phải là nhà sản xuất, việc ủy ​​quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu cho doanh nghiệp có đăng ký bán sản phẩm (POA) sẽ được hợp pháp hóa các công việc của nước sở tại;

4 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
5 Công thức thành phần sản phẩm
6

Thông tin sản phẩm: Loại sản phẩm, Hình thức trưng bày của sản phẩm, Mục đích sử dụng sản phẩm

Thời gian xử lý: Trong thời hạn 20 – 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý: Hiệu lực của thông báo này là 05 năm. Khi hết hạn ngày công bố, nếu sản phẩm tiếp tục được lưu hành trên thị trường, khách hàng phải làm thủ tục công bố lại cho sản phẩm đã công bố.