THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Văn bản pháp luật

Bộ luật dân sự 2015;

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015

 

I.  THỜI HIỆU LÀ GÌ?

1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
3. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

 

II.  TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU

1 Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác;
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
4. Trường hợp khác do luật quy định.

 

III.  MỘT SỐ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

STT Tranh chấp Thời hiệu
1 Tranh chấp hợp đồng dân sự

(Điều 429 BLDS 2015)

03 năm  kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
2 Yêu cầu bồi thường thiệt hại

(Điều 588 BLDS 2015)

03 năm  kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm
3

Thừa kế

(Điều 623 BLDS năm 2015)

Động sản 10 năm  kể từ thời điểm mở thừa kế
Bất động sản 30 năm  kể từ thời điểm mở thừa kế
4

Yêu cầu xác nhận, bãi bỏ quyền thừa kế

(Điều 623 BLDS năm 2015)

10 năm  kể từ thời điểm mở thừa kế
5 Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

(Điều 623 BLDS năm 2015)

03 năm  kể từ thời điểm mở thừa kế
6 Hư hỏng, mất mát hàng hóa

(Điều 169 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015)

01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng
7

Thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến

(Điều 195 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015)

02 năm, kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm
8 …..