LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, TÀI SẢN ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân gia đình 2014

– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Hiện nay, xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng phổ biến nên số vụ ly hôn cũng ngày càng tăng cao. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục các vụ việc này như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân gia đình 2014, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm một số trường hợp dưới đây:

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn và họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Chia tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

– Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản được chia theo thỏa thuận các bên; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng.

– Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.