PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Các bên trong Hợp đồng thương mại có thể thỏa thuận hoặc áp dụng quy định về các chế tài trong thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Trong đó có chế tài Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại là hai chế tài phổ biến nhất, theo đó sự khác nhau giữa Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng thương mại cụ thể như sau:
Tiêu chí | Phạt vi phạm | Bồi thường thiệt hại |
Căn cứ | Điều 266, 300, 301 Luật Thương mại 2005, Điều 146 Luật Xây dựng 2014 | Điều 302, 303 Luật Thương mại 2005 |
Khái niệm | Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm | Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm |
Căn cứ áp dụng | – Có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng;
– Có hành vi vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng; – Không cần thiết phải có thiệt hại xảy ra. |
Có đủ các yếu tố sau:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng; – Có thiệt hại thực tế; – Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (mối quan hệ nhân quả) |
Mức áp dụng | Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng:
– Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; – Không quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước; – Không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định đối với dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý. |
Giá trị bồi thường thiệt hại gồm:
-Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; và – Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm |
Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại |
– Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; – Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. |