THỦ TỤC XIN VISA TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, việc nhập cảnh vào Việt Nam bị hạn chế do dịch covid-19 gây ra. Nên chỉ có Nhà đầu tư/Chuyên gia kỹ thuật/Lao động tay nghề cao/Nhà quản lý doanh nghiệp có thể vào Việt Nam, Hankuk Law Firm hướng dẫn cách xin thị thực như sau:

 

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

 

Bước 1: Xin công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố

Giải trình mục đích muốn nhập cảnh qua Việt Nam -> Sau đó tổng hợp hồ sơ gửi lên cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xin phê duyệt.

Tùy vào nơi công ty đăng ký kinh doanh mà nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  1. Công ty trong khu công nghiệp: Đăng ký danh sách người lao động người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh về Ban Quản lý Khu Công Nghiệp Tỉnh hoặc Thành Phố.
  2. Công ty ngoài khu công nghiệp: Đăng ký danh sách người lao động người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh hoặc Thành Phố.

Thời gian xét duyệt dự kiến từ 15-20 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ).

Kết quả được chấp thuận: sẽ thông báo kết quả qua online hoặc phải trực tiêp lên cơ quan nhà nước để nhận kết quả bản giấy.

Kết quả không được chấp thuận: cơ quan nhà nước sẽ có công văn giải thích lý do gửi về cho doanh nghiệp.

Bước 2: Công ty tiến hành xin Công văn nhập cảnh trên Cục quản lý xuất nhập cảnh

1. Hồ sơ đề nghị

1.1. Mẫu NA2 ban hành kèm Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh có thể truy cập trang giao dịch điện tử: http://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/huong-dan-dvbl-xdnc để thực hiện việc nhập thông tin đề nghị xét duyệt qua hệ thống giao dịch điện tử, sau đó in công văn đề nghị, ký và đóng dấu.

Trường hợp đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn) do chính cơ quan, tổ chức đó mời, bảo lãnh thì ghi chú trong công văn đề nghị (mẫu NA2) là đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (số, ký hiệu, cơ quan cấp, ngày cấp, thời hạn) và nộp kèm bản chụp.

1.2. Văn bản chấp thuận nhập cảnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh), (kết quả thực hiện bước 1)

Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho phép nhập cảnh Việt Nam thì nộp văn bản thông báo của Văn phòng Chính phủ hoặc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và văn bản về việc tổ chức cách ly của UBND cấp tỉnh nơi cách ly.

(Các văn bản nêu trên là bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

1.3. Trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế thì nộp kèm thông tin chuyến bay nhập cảnh (số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu nhập cảnh); nếu chưa có thông tin chuyến bay tại thời điểm nộp hồ sơ thì phải trao đổi bằng văn bản ngay sau khi có thông tin để Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện thông báo việc giải quyết nhập cảnh.

1.4. Trường hợp lần đầu nộp hồ sơ mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, các tổ chức sau: tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, chuyên môn của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi kèm theo:

 – Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).

1.5. Phương án tổ chức cách ly (tùy vào quy định của từng địa phương).

2. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả

Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

3. Thời hạn giải quyết

Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Thông báo việc giải quyết nhập cảnh

4.1. Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu về việc giải quyết nhập cảnh cho người nước ngoài.

4.2. Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo việc nhập cảnh của người nước ngoài đến Cục Cửa khẩu – Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng./.

 

Bước 3: Xin công văn chấp thuận của Sở Y tế

Thực hiện các thủ tục xin phép nhập cảnh đồng thời liên hệ với khách sạn đã được tỉnh/thành phố chỉ định để đăng ký cách ly.

Sau khi nhận được cấp phép nhập cảnh, các đơn vị gửi hồ sơ về Trung tâm Kiểm dịch quốc tế tỉnh/thành phố, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố, Trung tâm Y tế quận, huyện nơi đăng ký cách lý để phối hợp tổ chức cảnh ly theo quy định hiện hành.

Thành phần hồ sơ gồm:

  1. Danh sách chuyên gia đã được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chấp nhận vào làm việc;
  2. Văn bản chấp nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố (hoặc Sở Y tế tỉnh/ thành phố);
  3. Văn bản cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an;
  4. Thông tin khách sạn đã đăng ký cách ly;
  5. Thông tin chuyến bay, thời gian nhập cảnh và sân bay dự định dự kiến nhập cảnh

Bài viết trên chỉ có giá trị trong thời điểm nhất định. Mọi thắc mắc xin liên hệ Luật Hankuk để được tư vấn thêm.

Số điện thoại: 0369 771 146 (Tiếng Việt/Tiếng Anh/Tiếng Hàn/Tiếng Nhật)

Email: info@hankuklaw.com