KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN

Cơ sở pháp lý:

– Luật Công đoàn 2012

– Nghị định 191/2013 / NĐ-CP

– Quyết định số 1609 / QĐ-TLĐ

– Hướng dẫn số 1609 / HD-TLĐ

 

I. TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Theo quy định tại Điều 26. Tài chính Công đoàn (Luật Công đoàn 2012), Tài chính Công đoàn bao gồm các khoản thu sau:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

 

II. PHÍ CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng nộp kinh phí công đoàn: (Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Đối tượng nộp kinh phí công đoàn quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn bao gồm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn cơ sở hay chưa, bao gồm:

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn: (Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Phương thức nộp kinh phí công đoàn: (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

4. Nguồn nộp kinh phí công đoàn: (Khoản 3 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

 

III. QUỸ CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn:

Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn bao gồm đoàn viên công đoàn đang tham gia sinh hoạt tại công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.

2. Mức đóng góp và tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn

Đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị sự nghiệp; đoàn viên không hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Đoàn viên công đoàn trong các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên đoàn công đoàn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cử tham gia các ban quản lý dự án chuyên trách hưởng tiền lương theo hợp đồng lao động mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương chưa trừ đóng BHXH, BHYT, BHTN của đoàn viên)

 

Đối tượng Bất kể có tổ chức công đoàn hay không
Đoàn phí do doanh nghiệp đóng Mức độ đóng góp 2% Bảo hiểm xã hội
Phân phối

Năm 2020:

Doanh nghiệp được sử dụng 70% số tiền này

Công đoàn cấp trên được sử dụng 30% số tiền này

Có công đoàn Không có công đoàn
Đoàn phí công đoàn (do người lao động đóng) Mức độ đóng góp Người lao động: 1% lương BHXH. Nhân viên không cần trả tiền
Phân phối

Doanh nghiệp có thể sử dụng 60%

Công đoàn cấp trên được sử dụng 40%

Không cần trả tiền

Hàng tháng doanh nghiệp đóng 2% tiền lương đã đóng BHXH, định kỳ 3-6 tháng công ty làm hồ sơ xin lại 70% số tiền đã đóng.

Thành phần hồ sơ:

STT Hồ sơ thành phần
1 Quy định về tỷ lệ công đoàn
2 Danh sách thành viên
3 Danh sách chi tiêu công đoàn chi tiết (kèm theo phiếu thanh toán)
4 Tóm tắt phí công đoàn đã đóng